ROOT Android TV Box là gì? Có nên ROOT Android TV Box hay không?

Chào mọi người, hôm nay Tech360 sẽ giới thiệu tới các bạn khái niệm ROOT là gì và có nên ROOT hay không, mọi người cần phải hiểu rõ phần này để quyết định mình có nên ROOT hay không nhé!

ROOT Android TV Box là gì? Có nên ROOT Android TV Box hay không?

1. ROOT Android TV Box là gì?

ROOT là một từ tiếng Anh có nghĩa là gốc, rễ…nó là 1 thuật ngữ phổ biến trên hệ điều hành Linix (“ông tổ” của Android). ROOT ở đây được hiểu như một hành động “bẻ khóa”, phá vỡ những giới hạn mà nhà sản xuất thiết bị đặt ra để có thể can thiệp sâu vào bên trong hệ thống. Tương tự như vậy trên IOS người ta gọi là Jailbreak còn trên Windows Phone gọi là Hack. Khi ROOT thành công, bạn sẽ có được quyền cao nhất của hệ thống, có thể thêm, xóa, sửa các file bên trong hệ thống theo ý muốn của mình, được gọi là “Super User”. Đó là lý do tại sao khi bạn ROOT xong, trên máy bạn thường có ứng dụng SuperSu, đây là ứng dụng quản lý và cấp quyền truy cập vào sâu bên trong hệ thống cho các ứng dụng khác và bạn chính là người quyết định cuối cùng.

ROOT Android TV Box là gì? Có nên ROOT Android TV Box hay không?

2. Khi nào bạn cần ROOT Android Tivi Box?

Bạn cần ROOT Android Tivi Box khi bạn hểu về ROOT, bạn cần chỉnh sửa những thứ liên quan đến hệ thống, đơn giản như việc thay đổi Boot Animation (hiệu ứng khởi động lúc bạn mở máy) hay sử dụng các ứng dụng yêu cầu quyền ROOT như Titan Backup (ứng dụng để backup và restore data của máy), Tincore Keymapper (ứng dụng để map phím để chơi game bằng gamepad đối với những game không có phần hỗ trợ chơi bằng gamepad)…

ROOT Android TV Box là gì? Có nên ROOT Android TV Box hay không?

3. Có nên ROOT Android TV Box hay không?

Câu trả lời đó là nếu bạn chưa biết ROOT là gì, ROOT để làm gì thì tốt nhất không nên ROOT. Việc ROOT Android TV Box chỉ cần khi bạn cần dùng tới nó cho một mục đích cụ thể. ROOT máy mà không dùng để làm gì thì nó cũng chẳng giúp cho máy bạn tối ưu hơn, chạy nhanh hơn mà ngược lại nó sẽ gây nguy hiểm cho máy của bạn. Đó là vì khi máy đã ROOT, bạn lỡ tay chỉnh sửa, xóa…một file hệ thống nào đó mà không biết, đôi khi nó sẽ gây ra lỗi cho hệ thống của bạn, dẫn tới việc phải cài lại hệ thống. Hoặc nghiêm trọng hơn là khi máy đã ROOT, các phần mềm độc hại có thể dễ dàng xâm nhập sâu vào bên trong hệ thống của bạn và phá hủy nó mà không gặp phải sự cản trở nào cả, vì lúc này các khóa bảo mật đã bị bản bẻ gãy và bạn vô tình cấp cho những phần mềm đó quyền cao nhất của hệ thống mà không hề hay biết, từ đó dẫn đến việc hệ thống bị phá hủy, có thể không khôi phục lại được nữa…Nên thực sự việc ROOT Android Box giống như con dao 2 lưỡi, nếu bạn không biết cách sử dụng nó thì có thể chính nó sẽ gây hại lại cho bạn.

Xem thêm: Hướng dẫn Root Android TV Box toàn tập

Bình luận trên Facebook